Kinh nghiệm mở quán trà sữa
Những năm gần đây, kinh doanh trà sữa nổi lên như một trào lưu và thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Làm sao để có thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này? Sau đây tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở quán trà sữa mà tôi đúc kết được từ lúc bắt đầu kinh doanh đến khi đạt được doanh thu như bây giờ.
Nếu bạn nhượng quyền thì các chi phí sau không cần phải lên kế hoạch mà đơn vị nhượng quyền sẽ có bảng dự trù chi phí đầu tư cho bạn.
Tham khảo chuỗi bài về lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa là kiến thức tổng hợp để nghiên cứu – triển khai – vận hành mở quán trà sữa với nhiều kinh nghiệm hữu ích nếu bạn có ý tưởng mở kinh doanh trà sữa
Xem tổng quan chuỗi bài tại : Các bước lập kế hoạch mở quán trà sữa chi tiết
1. Nghiên cứu thị trường
Đây là một bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua. Nghiên cứu thị trường giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về thị trường kinh doanh trà sữa, tiềm năng phát triển của ngành nghề này, các đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng,… Bạn nên đặt ra những câu hỏi cụ thể. Sau đó bắt tay vào tìm hiểu, phân tích để đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp nhất. Một số câu hỏi hay được đưa ra:
- Tại sao thị trường trà sữa lại phát triển như vậy?;
- Đối tượng khách hàng chủ yếu là ai?;
- Tổng số vốn cần phải đầu tư là bao nhiêu?;
- Điều gì giúp quán của mình có thể cạnh tranh với các thương hiệu lâu năm khác?;
- Mình sẽ học hỏi kinh nghiệm mở quán trà sữa từ ai?;
- Khách hàng có những nhu cầu gì?;
- Xu hướng của thị trường như thế nào? Lên thực đơn như thế nào?;
- Làm sao có thể thu hút khách hàng?;
- Mất bao nhiêu thời gian để hồi vốn?;
- …
2. Xác định đối tượng khách hàng
Thông thường sẽ có hai đối tượng khách hàng chủ yếu: khách hàng tiềm năng và khách hàng vãng lai. Khách hàng tiềm năng là những người có nhu cầu mua sản phẩm của bạn trong hiện tại và tương lai, còn khách hàng vãng lai là những người chỉ ghé ngang qua cửa hàng. Khi xác định chính xác đối tượng khách hàng, bước tiếp theo là lên kế hoạch chăm sóc khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng vãng lai bằng một số thủ thuật như tặng mã giảm giá, sử dụng thẻ tích điểm,… Khách hàng là yếu tố cốt lõi để quyết định bạn có thành công hay không, hãy chú ý điểm này nhé!
3. Xác định vốn kinh doanh
Bước tiếp theo là xác định vốn kinh doanh. Lúc này bạn đã có khá nhiều kiến thức từ hai bước trên đủ để lên một bảng dự chi sơ bộ. Bạn có thể tham khảo các khoản bắt buộc phải chi sau đây:
- Chi phí thuê mặt bằng (tùy theo mô hình, vị trí và quy mô của quán);
- Chi phí cải tạo mặt bằng, trang trí và thiết kế;
- Chi phí cho các trang thiết bị, máy móc;
- Chi phí thuê nhân viên;
- Chi phí thủ tục giấy tờ;
- Khoản vốn dự phòng.
Hãy lên kế hoạch chi tiêu càng chi tiết càng tốt để tránh những sai số lớn và những rủi ro không cần thiết.
4. Lên kế hoạch marketing
Trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết thì bắt tay vào làm ngay nhé! Mở quán trà sữa cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Bạn cần học hỏi kinh nghiệm mở quán trà sữa từ những người đi trước và ý kiến đóng góp từ những người thân xung quanh. Người thông minh luôn chọn con đường ngắn và bằng phẳng hơn để đi, tránh những vết xe đổ cũ. Sau đó, nghiêm túc từng bước thực hiện từng bước theo kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết và luôn có một bản kế hoạch marketing như là một kim chỉ nam hướng mọi hoạt động đi đúng hướng như kế hoach ban đầu.
5. Kinh nghiệm mở quán trà sữa đúc kết
1. Chọn mặt bằng và trang trí không gian cho quán
Mặt bằng trong quán trà sữa là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi mở quán trà sữa. Khi bạn chọn được một địa điểm đẹp, nằm ở nơi đông người qua lại hay khu vực gần các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, trường học,… bạn có thể coi là thành công 50% rồi. Nhiều người có suy nghĩ rằng chọn mặt bằng nào cũng được, miễn là đồ uống chất lượng là được. Điều này chỉ đúng một phần. Hãy đặt bản thân vào vị trí khách hàng, điều gì khiến bạn quyết định chọn quán ăn? Câu trả lời là vị trí tiện, bên ngoài trông sạch sẽ. Hãy nghiên cứu các mô hình quán trà sữa thật kỹ, sau đó trang trí theo nhu cầu của khách hàng để tối ưu lợi thế về vị trí mang lại.
Ngoài ra, số vốn đầu tư vào mặt bằng chỉ nên chiếm 5-6% tổng số vốn. Nếu đấy không phải mặt bằng do bạn sở hữu, hãy cân nhắc thật kĩ số tháng thuê và tiềm năng phát triển của nó, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng từng điều khoản trước khi ký hợp đồng.
2. Yêu thích và không ngừng học hỏi các kiến thức về trà sữa
Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn bắt đầu vào “cuộc chơi” với một niềm đam mê và yêu thích. Bởi bắt tay vào làm bất cứ thứ gì, việc đầu tiên chúng ta gặp phải chính là khó khăn, rất ít ai ngay từ đầu là thuận lợi suôn sẻ. Điều này giúp bạn có nhiều năng lượng, ý chí làm việc và vượt qua gian nan.
Điều gì tạo lên sự khác biệt giữa bạn và hàng trăm đối thủ cạnh tranh trên thị trường? Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của tôi, đó chính là không ngừng đào sâu, nghiên cứu tất cả kiến thức về trà sữa. Hãy luôn luôn quan tâm, học tập từ các thị trường trong nước và ngoài nước các công thức, xu hướng mới nhất. Nếu có thể, tạo ra một công thức cho riêng bạn.
3. Hãy chú ý đến các thủ tục giấy tờ
Mở quán trà sữa đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một doanh nghiệp và phải chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật của nhà nước. Các thủ tục bạn cần chú ý bao gồm:
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Đăng ký quyền sở hữu tên quán;
- Tìm hiểu các thủ tục pháp lý và thuế.
Tìm hiểu thật kỹ để tránh những tranh chấp ngoài ý muốn nhé!
Mẫu tải hợp đồng tham khảo : đây
4. Kinh nghiệm tuyển nhân viên
Với hình thức kinh doanh quán trà sữa, đối tượng khách hàng hầu hết là người trẻ tuổi thì bạn nên chọn những nhân viên có kinh nghiệm, nhanh nhẹn, ăn nói khéo léo và ngoại hình ưa nhìn để giúp khách hàng có cảm giác thoải mái. Hãy chú ý đến việc tuyển dụng và quản lí nhân sự.
Bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tuyển các sinh viên đại học làm việc theo ca. Hãy đăng tin tuyển dụng liệt kê đầy đủ các yêu cầu, mức lương, ca làm để sàng lọc ứng viên, đỡ mất thời gian phỏng vấn nhiều lần.
Các vị trí cơ bản cần tuyển:
- Nhân viên pha chế trà sữa;
- Nhân viên đứng quầy, thu ngân;
- Nhân viên phục vụ và chăm sóc khách hàng;
- Bảo vệ.
5. Kinh nghiệm tìm nơi cung cấp nguyên vật liệu uy tín
Chất lượng sản phẩm chính là thứ quyết định khách hàng có gửi gắm niềm tin và quay lại dùng sản phẩm của bạn nữa hay không. Theo kinh nghiệm mở quán trà sữa của tôi, hãy liên hệ với các nhà cung cấp, nếu bạn có kiến thức thì tự đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc mời các chuyên gia giúp đỡ.
6. Đầu tư tạo lập website bán trà sữa
Gần đây, nhu cầu mua đồ online và được giao đồ tận nhà ngày càng tăng nên việc đầu tư vào một website bán hàng là cần thiết. Bên cạnh việc bán thêm, thu thêm lợi nhuận, bạn còn có thể thu hút và được nhiều khách biết đến. Thiết kế một website thật bắt mắt, gần gũi cùng một câu slogan nhìn qua là nhớ sẽ tạo ra sự khác biệt và in sâu ấn tượng vào trong tiềm thức khách hàng. Một số nền tảng giúp bạn làm việc này đơn giản như: phần mềm quản lí trà sữa ipos
7. Kinh nghiệm khai trương quán cà phê
Đây là hình thức quảng cáo gián tiếp đến khách hàng của bạn. Hãy tận dụng khoảng thời gian này tổ chức các giveaway, chương trình ưu đãi, mini game để thu hút khách đến trải nghiệm tại quán. Hãy tính toán thật kĩ chi phí cũng như thời gian diễn ra các sự kiện để tránh thua lỗ nhé!
8. Học hỏi từ kinh nghiệm mở quán trà sữa từ những người đi trước
Có rất nhiều thứ nếu bạn tự mình tìm tòi khám phá thì sẽ rất lâu, nhưng có người chỉ dẫn thì nhanh hơn nhiều. Ví dụ, khi mới bắt đầu vào mô hình kinh doanh trà sữa, tôi may mắn được một người bạn chỉ cách lên thực đơn, lắp wifi cho quán, các thiết bị hệ thống camera. Tuy là những điều rất nhỏ nhặt nhưng nó đã giúp tôi rất nhiều.
Trên đây là tất cả các kinh nghiệm mở quán trà sữa mà tôi có được trong quá trình khởi nghiệp cho đến ngày hôm nay. Tôi hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về lĩnh vực này. Chúc các bạn sớm thành công!