Làm sao để ăn kem mà không bị béo? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi đang trong chế độ ăn kiêng để giảm cân. Không thể phủ nhận sự hấpdẫn của những que kem với nhiều hương vị, màu sắc bắt mắt.
Kem là đồ ăn rất phổ biến từ trong nhà ra đến ngoài đường, khiến trẻ em lẫn người lớn ai ai cũng thích thú. Thật khó mà cưỡng nỗi những cám dỗ đó của đồ ăn phải không nào! Nhưng có phải giảm cân là không được ăn kem?
Kem tươi là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về loại kem tươi này. Từ lâu kem tươi trở thành nguyên liệu không thể không có trong việc làm bánh, làm kem hay pha chế nước uống.
Là loại được làm từ sữa tươi, nhưng thơm ngon và ngậy béo hơn sữa tươi thông thường rất nhiều.
Vì thế, kem tươi thường được dùng để tạo ra kem Caramel hay một số loại bánh Mousse để tăng độ ngậy béo.
Phân biệt các loại kem tươi
Cách phân biệt được áp dụng theo cách chia của người Mỹ như sau:
- Half and half: Đây là loại kem tươi có từ sự kết hợp hoàn hảo giữa một nửa là kem với một nửa là sữa tươi nguyên chất. Loại kem này có hàm lượng chất béo thấp chỉ vào khoảng 10.5 – 18% tổng thành phần.
- Light cream: hay còn có tên gọi khác là coffee cream, là một loại kem loãng chuyên dùng để pha cafe. So với loại half and half thì dòng light cream có hàm lượng chất béo cao hơn nhiều, khoảng từ 18 – 30% thành phần.
Có nhiều loại kem tươi dựa trên làm lượng chất béo và độ đặc – lỏng của nó
- Light whipping cream: Có dạng đặc hơn so với dòng light cream, hàm lượng chất béo cao từ 30 – 36%, rất dễ dàng để đánh bông.
- Heavy cream hay heavy whipping cream: Là dòng kem tươi có hàm lượng chất béo rất cao lên đến 36% hoặc hơn. Đây là nguyên liệu chủ yếu để làm bánh hiện nay.
Kem là nguồn vitamin và khoáng chất
Kem cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú với hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao. Theo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, kem chứa một số khoáng sản quan trọng, đặc biệt là canxi và phốt pho.
Kem cũng chứa nhiều vitamin, bao gồm vitamin A, C, D và E, cũng như thiamin, riboflavin, niacin, folate và vitamin B-6 và B-12.
Nó cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin K, một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện quá trình đông máu.
Làm sao để ăn kem mà không bị béo?
Đây là một vấn đề khá khó khăn, cũng như phải làm sao vừa được ăn ngon mà vẫn fitness và tăng cơ giảm mỡ vậy.
Thực chất thì điều này là hoàn toàn không thể nếu bạn ăn những loại kem thông thường được bán ngoài những cửa hàng tiện lợi.
Tuy nhiên, vẫn còn một cách mà bạn có thể ăn kem mà hạn chế lên cân, đó là hãy thay đổi một chút thành phần của cây kem mà bạn ăn bằng các thành phần khác ít calo hơn. Ví dụ như:
- Sữa gầy
- Sữa Protein Isolate
- Enrythritol ( chất tạo ngọn không có calo)
- Sợi ngô hòa tan ( giàu xơ, ít đường, tạo liên kết vững chắc cho kem)
Còn nếu như bạn mua kem ngoài cửa hàng, thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là hãy đọc kỹ thành phần của kem vì hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện một số loại kem không chứa đường dành cho người ăn kiêng rất phù hợp với yêu cầu của bạn.
Không ăn kem trước khi ngủ
Nếu ăn kem trước khi ngủ, toàn bộ năng lượng và chất béo trong kem sẽ bị cơ thể hấp thụ hết. Vì vậy chỉ nên ăn vào buổi sáng hoặc chiều và không nên ăn quá 3 lần/tuần, đồng thời không nên ăn kem thay cơm.
Nếu lỡ ăn quá nhiều kem thì ngày hôm sau nên uống nhiều nước hoặc ăn các loại rau quả nhiều chất xơ bởi vì chất xơ có thể tẩy trừ các chất béo của kem có trong dạ dày, đường ruột. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất là uống nước bí, nước khoai lang….
Tạm kết
Ăn kem sẽ khiến bạn mập lên vì nó chứa lượng calo rất lớn, do đó hãy chắc chắn và sáng suốt về những gì bạn ăn, dù kem lành mạnh được làm từ những thành phần ít calo, nó có thể dẫn bạn đến con đường của những rắc rối về dạ dày.
Dù bạn đang trong quá trình thì việc thưởng thức một hay hai muỗng kem cũng không có gì là sai trái cả.