Chi Tiết 7 Bước Lập Kế Hoạch Mở Quán Trà Sữa

Các bước lên kế hoạch mở quán trà sữa chi tiết

Kế hoạch kinh doanh giống như một tấm bản đồ định hướng chỉ dẫn chúng ta các bước để hoàn thành mục tiêu. Việc lên chi tiết kế hoạch mở quán trà sữa sẽ mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá kết quả, triển vọng trong tương lai. Đây là yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp của bạn có thành công hay bắt buộc phải đóng cửa. Sau đây tôi sẽ giới thiệu đến các bạn các bước xây dựng kế hoạch chi tiết, dễ dàng và hiệu quả.

Tổng hợp lộ trình kiến thức mở quán trà sữa

  1. Bật mí 6 mô hình trà sữa đẹp thu hút khách hàng 
  2. Chi phí nhượng quyền các thương hiệu trà sữa
  3. Lưu ý khi thuê mặt bằng kinh doanh trà sữa
  4. Setup menu quán trà sữa đẹp thu hút
  5. Chiến lược marketing thu hút khách hàng 
  6. Cách trang trí quán trà sữa đẹp
  7. Bảng chi phí mở quán trà sữa chi tiết
  8. Quản lí nhân sự hiệu quả 
  9. Kinh nghiệm mở cửa hàng trà sữa

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích tất cả thông tin liên quan đến: thị trường, khách hàng, đối thủ,… Nó giúp bạn giảm rủi ro khi đưa ra quyết định và những đối sách hợp lý bằng việc khái quát cái nhìn tổng quan về tiềm năng, cơ hội của sản phẩm, cụ thể ở đây là mở quán trà sữa; hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng, theo kịp xu thế và tìm ra các ý tưởng phát triển sản phẩm mới, tạo lợi thế cạnh tranh.

Cụ thể trả lời 3 câu hỏi sau để có cái nhìn tổng quan :

  • Khách hàng chúng ta muốn phục vụ là ai ? ( Nhân khẩu học, nhu cầu, thái độ, hành vi, tâm lý )
  • Mô hình kinh doanh như thế nào sẽ thu hút với đối tượng khách hàng trên ? ( Concept thiết kế cửa hàng, thực đơn … )
  • Đối thủ gồm những quán trà sữa nào và điểm mạnh yếu của đối thủ và của chúng ta là gì ? ( Phương pháp SWOT )

Từ các câu trả lời bạn sẽ có quyết định đúng hơn bạn sẽ tự setup mô hình kinh doanh trà sữa thương hiệu riêng của bạn hay sẽ tham khảo nhượng quyền thương hiệu trà sữa. Nếu tự setup bạn có thể tham khảo qua các mô hình trà sữa đẹp để lấy thêm ý tưởng setup.

Hãy tham khảo một số phương pháp nghiên cứu thị trường thông dụng sau đây:

  • Khảo sát: 

Đây là một phương pháp phổ biến, dễ dàng thực hiện nhằm lấy ý kiến của những người tham gia khảo sát. Lưu ý rằng số lượng tham gia càng lớn, đối tượng càng đa dạng thì kết quả càng chính xác.

  • Phỏng vấn trực tiếp: 

Thường được thực hiện ở những nơi đông người,nó thường được kết hợp với quảng cáo sản phẩm đến người dùng. So với phương pháp khảo sát, nó tốn nhiều thời gian và công sức hơn và nó chỉ lấy được kết quả ở địa điểm và đối tượng nhất định.

  • Khảo sát trực tuyến: 

Thường thì người thực hiện khảo sát sẽ tạo các danh sách câu hỏi và chia sẻ hoặc chèn vào những bài viết, video trên mạng. Cách này rất nhanh và tiện, tuy nhiên sẽ thu được ít kết quả phản hồi vì mọi người sẽ bỏ qua và độ chính xác không cao.

kế hoạch mở quán trà sữa
Kế hoạch mở quán trà sữa

Bước 2. Lên ý tưởng kinh doanh quán trà sữa 

Lên ý tưởng kinh doanh là bước không thể bỏ qua trong quá trình lên kế hoạch kinh doanh quán trà sữa. Sau khi đã nghiên cứu kỹ thị trường, bạn cần bắt ta lên ý tưởng cho doanh nghiệp. Thông thường, khi quyết định kinh doanh quán trà sữa, bạn đã có một vài ý tưởng rồi, và bây giờ bạn chỉ cần cân nhắc và điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng, các mô hình trẻ trung học sinh, sinh viên có thể tham khảo trà sữa tocotoco, phong cách hiện đại như trà sữa sharetea, cao cấp như Koi hoặc trà sữa Gongcha. Hiện nay có rất nhiều mô hình quán trà sữa khác nhau, công việc của bạn là giải quyết câu hỏi như:

  • Mô hình quán trà sữa mà mình chọn là gì?;
  • Trang trí quán theo phong cách nào?;
  • Hướng tới những đối tượng là ai?;
  • Quán trà sữa của bạn có điều gì độc đáo và khác biệt so với những quán khác?;
  • Nếu bạn là khách hàng, bạn có chọn quán của bản thân không?
v
Lên ý tưởng kinh doanh

Bước 3. Định hướng kinh doanh và mục tiêu cho quán trà sữa 

Định hướng là kim chi nam giúp bạn xác định rõ đối tượng khách hàng mình phục vụ sẽ phù hợp với menu trà sữa nào, phong cách trà sữa nào? Từ đó cách marketing cho quán trà sữa nào sẽ thu hút nhóm khách hàng đó và những lưu ý khi xây dựng cửa hàng..
Nếu không có mục tiêu, rất có thể bị cuốn vào và đi sai hướng bất cứ lúc nào. Mục tiêu này sẽ tạo ra động lực, khuyến khích bạn thực hiện từng bước trong kế hoạch kinh doanh quán trà sữa ban đầu. Thông thường, mục tiêu và định hướng sẽ được xây dựng trong khoảng thời gian 6 tháng đến một năm. Bạn nên liệt kê rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và bám sát vào hiện thực hóa từng điều một. Sau một năm để ổn định, bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với thị trường.
Định hướng kinh doanh và mục tiêu cho quán trà sữa 
Định hướng kinh doanh và mục tiêu cho quán trà sữa 

 

Bước 4: Lập bảng thu chi và xác định vốn đầu tư 

Xác định rõ số vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng quyết định quán trà sữa của bạn có thành công hay không. Vốn đầu tư là tổng các nguồn vốn bạn có thể huy động để triển khai dự án. Nó bao gồm: tiền mặt, các loại tài sản bằng hiện vật, quyền về tài sản,… Tổng số vốn đầu tư cơ bản bao gồm:

+ Chi phí dành cho công tác xây dựng;

+ Chi phí dành cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị;

+ Chi phí dành cho công tác quản lý dự án;

+ Chi phí dành cho tư vấn đầu tư xây dựng và các khoản chi khác;

Để hiểu rõ hơn các bạn cũng có thể tham khảo chi tiết hơn bảng chi phí mở quán trà sữa để chuẩn bị vốn cho kế hoạch sắp tới không bị gián đoạn.

Lập bảng thu chi và xác định vốn đầu tư 
Lập bảng thu chi và xác định vốn đầu tư 

Bước 5: Chọn mặt bằng và trang trí quán

  • Chọn mặt bằng

Để có một kế hoạch kinh doanh quán trà sữa hoàn hảo không thể thiếu bước thuê mặt bằng mở trà sữa… và trang trí quán. Tùy điều kiện về vốn, mô hình kinh doanh, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng vẫn có một số tiêu chí nhất định sau:

  • Vị trí ở đâu?
Hãy xác định rõ vị trí của mặt bằng, nằm trên đoạn đường nào, có phù hợp với cửa hàng của bạn hay không, lưu lượng khách hàng qua lại và giá cả thuê như thế nào. Thường thì mọi người hay hướng đến các vị trí gần trường học, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trung tâm vui chơi giải trí. 
  • Diện tích là bao nhiêu?
Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên thuê mặt bằng có diện tích lớn một chút, đủ để tạo một không gian thoải mái cho khách, đồng thời có chỗ để xe. Chú ý mặt bằng kinh doanh rộng và ngắn sẽ tạo cảm giác quán rộng rãi hơn là hẹp và dài.
  • Vị trí có thuận tiện hay không?
Thử đặt và tự trả lời những câu hỏi từ vị trí của khách hàng:
+ Muốn ghé vào quán của bạn, khách hàng có gặp nguy hiểm không?;
+ Nếu có dải phân cách, khách có tiện vào quán không?;
+ Khách hàng có xe thì để ở đâu?;
+ Nếu khách có ô tô thì đậu ở đâu?
Với hàng tá vấn đề như vậy để xử lý hoàn toàn không phải điều dễ dàng chút nào.
  • Thời hạn thuê và hiện trạng mặt bằng
Có hai lựa chọn cho bạn, một là thuê mặt bằng có sẵn, hai là thuê một bãi đất trống. Nếu là mặt bằng có sẵn thì chi phí sẽ cao hơn, bạn cũng phải bỏ tiền ra để cải tạo mặt bằng. Ngược lại, bạn chọn bãi đất trống thì có thể quyết định và xây dựng theo ý của mình, nhưng chi phí ban đầu lớn. Trừ khi bạn đã có kinh nghiệm, nếu không, bạn nên bắt đầu với mặt bằng có sẵn để hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, thời hạn thuê càng dài, giá cả càng rẻ và thuận lợi cho bạn. Thương lượng với chủ mặt bằng và đọc kỹ từng điều khoản trong hợp đồng nhé!
Nên chọn mặt bằng như thế nào?
Nên chọn mặt bằng như thế nào?
  • Trang trí quán
Trang trí quán trà sữa đẹp, đơn gian hay hiện đại đều phụ thuộc vào đối tượng khách hàng bạn nhắm vào ban đầu. Hãy bố trí tất cả các vị trí như khu vực phục vụ khách, khu vực pha chế, khu vực thu ngân, khu vực vệ sinh, khu vực để xe một cách hợp lý. Lựa chọn gam màu hài hòa, bắt mắt, trang trí với những hoa văn, họa tiết đẹp để tạo sự thoải mái cho khách hàng.

Bước 6: Xây dựng thực đơn 

Nếu bạn hoàn toàn không có kiến thức gì về lĩnh vực này, hãy thuê chuyên gia giúp bạn xử lý. Thường thì từng nhóm khách hàng sẽ có nhu cầu và khẩu vị khác nhau nên việc lựa chọn thực đơn cần cân nhắc kỹ để sàng lọc, dựa vào sở thích chung rồi lên thực đơn. Nếu bạn đã thực hiện bước một một cách hoàn hảo thì đến bước này bạn đã có trong tay thông tin về thói quen, sở thích, nhu cầu của khách rồi đúng không. Liên tục cập nhận và bắt kịp xu hướng thị trường để điều chỉnh menu trà sữa cho phù hợp nhé!
Xây dựng thực đơn cho quán
Xây dựng thực đơn cho quán

Bước 7: Tìm nhà cung cấp

Đây là bước cuối cùng trong bảng kế hoạch kinh doanh quán trà sữa hiệu quả. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân khách hàng. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, đảm bảo, có nguồn gốc rõ ràng, lâu đời. Có rất nhiều quán trà sữa đã thất bại vì ham cái lợi trước mắt mà chọn nguồn hàng rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng. Điều này vừa làm hại đến sức khỏe người dùng, vừa làm hại đến uy tín của thương hiệu. 
Tìm nhà cung cấp
Tìm nhà cung cấp

Thị trường kinh doanh trà sữa luôn tiềm năng nhưng bên cạnh đó cũng có rủi ro nhất định. Do vậy, việc lên kế hoạch kinh doanh quán trà sữa chi tiết là điều cần thiết. Hãy luôn tìm hiểu, trang bị kiến thức cho bản thân để đủ vững vàng khi dấn thân vào “cuộc chơi” này nhé! Chúc bạn kinh doanh sớm thành công!

Nếu như bạn vẫn còn đang lăn tăn về các vấn đề liên quan đến kế hoạch mở quán trà sữa thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Với kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng đã nhiều năm chắc chắn Kem Đức Phát sẽ giúp bạn tìm ra giảm pháp tối ưu và tiết kiệm nhất. Mọi chi tiết xin liên hệ:

Số điện thoại : 08 6924 1900
Tư vấn mua hàng: 0932962199
Email : info@kemducphat.com
Website: kemducphat.com
Địa chỉ : 374 Tên Lửa, Bình Trị Đông B, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

>> Xem thêm: 6 Lưu Ý khi thuê mặt bằng kinh doanh quán cà phê, trà sữa

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Shopping Cart

0932962199

cungcapkemgiasi

0932962199